Tiếp tục loạt bài viết chia sẻ về kiến thức học đàn Kalimba cơ bản, trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn đọc các ký hiệu nốt A, B’, C hay là 1,2, 3′ trên đàn nhé.
Toc
Việc để chúng ta hiểu được tên gọi của các nốt nhạc sẽ giúp các bạn hiểu sâu hơn về kiến thức nhạc lý và khi chúng ta tập nhạc cụ nó sẽ chuyên nghiệp hơn.
1. https://kalimbatran.com/archive/1410/
2. https://kalimbatran.com/archive/1344/
3. https://kalimbatran.com/archive/1330/
Và không chỉ khi học kalimba những kiến thức này nó là kiến thức căn bản khi các bạn học bất cứ một loại nhạc cụ nào. Khi các bạn nắm được kiến thức này khi các bạn sang học các nhạc cụ khác các bạn sẽ bắt nhịp rất nhanh.
Tên các nốt nhạc và giải thích về quãng :
-
Các nốt nhạc :
- Chúng ta sẽ có 7 nốt nhạc đó chính là : Đô, Rê, Mi, Fa, Sol, La, Si điều này mình nghĩ hầu hết các bạn cũng sẽ biết vì âm nhạc ở cấp tiểu học, trung học chúng ta đã học qua kiến thức này.
-
Quãng là gì :
- Ở đây mình chỉ giải thích quãng 8 thôi nha các bạn, vì quãng 8 nó mới liên quan đến Kalimba nhiều. Ok các bạn sẽ hiểu như này nhé. Trong âm nhạc người ta sẽ đo độ cao – thấp của 1 âm bằng các nốt (Đô, Rê, Mi….Si).
- Và nó sẽ có những âmrất cao, và những âm rất thấp mà người ta chỉ đo bằng các nốt Đô, Rê, Mi….Si. Trường hợp ở đây xảy ra là nếu cái nốt chúng ta đo nó vượt quá nốt Si thì nốt tiếp theo nó chính là nốt gì ?
- Câu trả lời ở đây đó chính là khi vượt quá nốt Si nó lại lặp lại các nốt Đô, Rê, Mi….Si. Vậy nên chúng ta sẽ có khái niệm quãng để phân biệt những nốt trùng tên nhưng độ cao lại khác nhau.
Giải thích các ký hiệu A, B’, C, hay 1′, 2′ ở trên đàn Kalimba :
Ở trên đàn Kalimba thường thì chúng ta sẽ thấy trên các bản Tab người ta hay phân thành 2 loại là bản Tab chữ và bản Tab số các bạn cũng có thể tham khảo các bản Tab dành cho đàn Kalimba.
Và các ký hiệu trên sẽ có tên gọi như sau :
Các bạn cần phải học thuộc ký hiệu cũng như tên gọi của các nốt nhạc này !
Và còn các nốt ký hiệu dấu ‘ hay dấu . thì sao. Đó cũng là một lý do mà mình giải thích với các bạn ở bên trên ! Chúng ta vẫn sẽ đọc tên nốt nhạc đó theo nốt gốc nhưng chúng ta sẽ ngầm hiểu các nốt có thêm dấu ‘ hoặc chấm như 1′, A’ nó sẽ ở quãng cao hơn.
1. https://kalimbatran.com/archive/1404/
2. https://kalimbatran.com/archive/1326/
3. https://kalimbatran.com/archive/1396/
Ví dụ cụ thể như trên đàn 17 kalimba phím : chúng ta có 3 nốt đô, nó trùng tên với nhau nhưng nó ở những quãng khác nhau, và độ cao của nó sẽ sắp sếp theo C”>C’>C tương tự với các nốt khác cũng vậy.
Và trên đây cũng là phần chia sẻ của mình trong bài viết này, nếu các cảm thấy bài viết hữu thì thì hãy like và chia sẻ bài viết cho mình nha !!